Học nghề lắp đặt camera

Lượt xem: 8,308

Lắp đặt camera an ninh là giải pháp phổ biến được xem như công cụ chủ đạo trong việc phòng chống tội phạm, giám sát giá đình, nhân viên làm việc, dây truyền sản xuất... Rất nhiều doanh nghiệp, cửa hàng, cá nhân lựa chọn sử dụng camera an ninh nhưng tuy nhiên không phải ai cũng biết lắp đặt camera thế nào?Bạn đang muốn tự lắp đặt một hệ thống camera, học nghề lắp đặt camera gồm những phần nào? Trong bài viết dưới đây, Kim Việt Phát sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ để có thể lắp đặt camera hệ thống camera.

Học nghề lắp đặt camera cần tìm hiểu những gì?

Trước khi học nghề lắp đặt camera, cần tìm hiểu nguyên lí hoạt động của hệ thống camera

Nguyên lí hoạt động của hệ thống camera

  • Với camera có dây( camera analog)

Toàn bộ hình ảnh ghi về được của camera quan sát sẽ được tiếp nhận và chuyển về trung tâm thông qua mạng cáp truyền dẫn tín hiệu riêng của từng mắt camera.

Tại trung tâm tín hiệu truyền về từ các mắt camera được xử lý nhờ bộ chia hình sau đó đưa lên màn hình để theo dõi và giám sát. Màn hình giám sát có khả năng hiện thị luân phiên các hình ảnh.

Hình ảnh được lưu lại trên trong ổ cứng nhờ đầu ghi chuyên dụng và có thể phát lại vào bất cứ lúc nào nếu ổ cứng có dung lượng lớn và lưu trữ tốt. Việc tìm kiếm hình ảnh và lưu trữ rất thuận tiện nhanh chóng nhờ khả năng tìm kiếm theo thời gian của đầu ghi hình.

  • Với camera không dây( camera IP)

Với camera IP kết hợp với công nghệ ADSL người sử dụng theo dõi được hình ảnh bất cứ đâu.

Chú ý khi lắp đặt camera

1, Xác định đúng nhu cầu của bạn

Camera có rất nhiều chủng loại khác nhau với các mức giá từ vài trăm ngàn tới vài trăm triệu, vì vậy cần xác định rõ nhu cầu của mình. Như việc quan sát con trẻ khi ở nhà với người giúp việc chẳng hạn, bạn chỉ cần chọn camera Ip có giá một vài triệu là được. Hoặc với những yêu cầu khắt khe hơn như giám sát dây truyền sản xuất, bạn không thể chọn camera quan sát giá rẻ, mà phải chọn những camera có độ ổn định cao của các hãng tên tuổi như: Bosch, Pelco,sony,...

2. Xác định khu vực muốn quan sát, theo dõi và khoảng cách tới đối tượng

– Khảo sát đơn giản khu vực mà bạn muốn lắp đặt hệ thống camera quan sát (CCTV ). Tùy thuộc vào tình hình, bạn sẽ cần phải chọn một camera quan sát tốt nhất để nắm bắt được khung cảnh cần thiết.
–  Xác định xem đặt thế nào để có tầm giám sát bao quát khu vực cần được bảo hiểm nhất – điều này được gọi là lĩnh vực xem. Tiếp theo, xác định khoảng cách mục tiêu. Khoảng cách mục tiêu là khoảng cách mà bạn dự kiến sẽ thu được hình mục tiêu từ camera quan sát.
– Khả năng hiển thị của camera (bạn có muốn xem qua camera quan sát phần nào ẩn trong tầm nhìn để đạt được mục đích của bạn), như việc bạn muốn nhìn rõ biển số xe ở khoảng cách 50m, chắc chắn nên sử dung camera có độ phân giải FullHD.

3. Lựa chọn tiêu cự camera

– Một khi bạn đã xác định khoảng cách mục tiêu và khu vực mong muốn giám sát, bạn sẽ muốn tính toán chiều dài tiêu cự tốt nhất cho mỗi camera quan sát. Cách tốt nhất để làm điều này là sử dụng một ống kính camera quan sát trực tuyến qua máy tính.
– Dựa vào khoảng cách mục tiêu và khu vực muốn xem, qua máy tính bạn sẽ thử xem các tiêu cự cần thiết để có được hình ảnh mong muốn và độ phóng đại của mỗi camera. Điều này là cực kỳ quan trọng để có được đoạn phim quan sát chất lượng cao.

4. Lựa chọn camera phù hợp với từng môi trường

 Việc lắp đặt camera cụ thể mà nó sẽ được đặt trong thời gian dài (ngoài trời hay trong nhà), mong muốn của camera (bạn có muốn ảnh nằm trong tầm nhìn của mọi người, hoặc phần nào ẩn), và tính thẩm mỹ mong muốn (camera cần phải có tầm quan sát tốt và pha trộn với môi trường xung quanh hay không).

5. Chọn độ phân giải của camera

Các dòng phân giải cao cho hình ảnh có thể được nhìn thấy nhiều chi tiết trong đoạn video, do đó bạn muốn độ phân giải càng cao càng tốt. 350 là dòng sản phẩm cho độ phân giải khá thấp theo tiêu chuẩn hiện hành. 480 dòng là rất phổ biến và khá tốt cho sử dụng chung, tươn đương hình ảnh ở TV thông thường. 525-580 dòng phân giải được coi là độ phân giải cao cho CCTV tiêu chuẩn và sẽ cung cấp cho chất lượng hình ảnh tốt hơn. Nếu muốn hình ảnh tốt nhất bạn phải sử dụng camera megapixel và camera các loại có độ phân giải siêu cao.

6. Camera có quan sát ban đêm hay không?

Nếu camera của bạn được sử dụng để giám sát ban đêm, nơi ánh sáng mờ, bạn sẽ rất có thể muốn chọn một camera quan sát có đèn LED hồng ngoại (IR) chiếu sáng vùng quan sát. IR là vô hình với mắt người nhưng không phải đối với cảm biến của camera.

7. Camera có dây so với camera không dây

– Camera không dây (hay camera IP): camera hoạt động dựa trên mạng Internet. Không mất công phải đi dây tín hiệu cho camera loại này. Camera không dây chỉ phù hợp lắp đặt trong những nơi có không gian nhỏ. Đồng thời môi trường lắp đặt cũng không được ẩm ướt. Bởi trong điều kiện thuận lợi như thế, camera không dây sẽ phát huy hết tính năng và nhất là thu được âm thanh rõ ràng nhất.

– Camera có dây (hay camera analog): camera hoạt động dựa trên việc kết nối với đầu ghi hình. Đây là điều kiện bắt buộc để camera có thể truyền tải hình ảnh lên mang được. Khi số lượng camera quan sát cần lắp đặt quá lớn, bạn nên chọn loại camera có dây này. Hoặc là camera thân (camera quan sát ngoài trời). Hoặc là camera dome (camera quan sát trong nhà). Do có đi dây tín hiệu nên camera có dây hoạt động ổn định hơn camera không dây

Kĩ năng học được khi học nghề lắp đặt camera

Phần 1: Kỹ năng lắp đặt, cài đặt camera

  • Giới thiệu công nghệ camera, các chức năng, tính năng của camera
  • Kỹ thuật lắp đặt, kết nối, truyền thông Internet xem qua điện thoại
  • Thiết kế tích hợp hệ thống, chống sét, chống mưa, chống nhiễu điện từ

Phần 2: Kỹ năng sửa chữa phần cứng

  • Tìm kiếm và phát hiện được những chi tiết hỏng hóc camera và sửa chữa được lỗi đó
  • Phân tích nguyên lý hoạt động của board đầu ghi và bộ nguồn
  • Cách tháo và thay các linh kiện dán có kích cỡ vô cùng nhỏ
  • Hướng dẫn sửa bộ nguồn của camera, nâng cấp board camera
  • Thêm các chi tiết của camera: chế độ khuếch đại ghi âm trên camera

Công ty TNHH Phát triển công nghệ Kim Việt Phát

VPGD: Số 18 Ngõ 371 Nguyễn Ngọc Vũ - Cầu Giấy - Hà Nội 

VPGD: Số 32 Ngõ 171 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội

VPGD: Số 33 Đình Thôn (Gần Bến xe Mỹ Đình)- Cầu Giấy - Hà Nội

VPGD : Nguyên Xá - Từ Liêm – Hà Nội ( Gân ĐH Công Nghiêp – Hà Nội)

VPGD: P609 CT1 Chung cư 987 Tam Trinh- Hoàng Mai - Hà Nội

 Hotline: 0984432789 or 0984431789 or 0947730686

 

 

Tin tức khác